
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều dòng máy ép bùn phù hợp với nhu cầu xử lý bùn tại các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp,…Sau đây, Thi Thiên sẽ giới thiệu đến các bạn 3 loại máy ép bùn thông dụng nhất nhé!
1. Máy ép bùn băng tải:
Máy ép bùn băng tải là loại máy ép bùn kiểu mới hoạt động theo nguyên lý sử dụng áp lực ép của các rulo lên các băng tải để ép bùn, bùn được ép ra dưới dạng các bản mỏng, chắc và nhanh khô. Nước sạch sẽ lọt qua khe thoảng của băng tải và thu ra ngoài. Máy ép băng tải là loại máy ép liên tục, kinh tế đối với những nơi mà độ ẩm không cần quá thấp.
Khi máy ép bùn băng tải vận hành, lượng bùn này sẽ được giữ lại trên bề mặt băng và được gạt tách ra đầu máy ép. Bùn sau khi ép có hình dạng bánh, có độ ẩm đạt từ 60-85% (tùy thuộc vào thành phần và tính chất của bùn đầu vào). Lượng nước tách ra sau khi thấm qua các tấm vải lọc máy ép bùn băng tải sẽ tiếp tục được thu hồi và đưa về bể chứa nước thải để đợi xử lý lại.
Ưu điểm:
– Hoạt động liên tục, dùng phù hợp trong công nghiệp;
– Diện tích đặt máy nhỏ, tiết kiệm diện tích mặt bằng;
Nhược điểm:
– Chi phí vận hành cao, tốn nhiều nhân công
– Phải thay rửa vải lọc liên tục
– Cấu tạo máy phức tạp nhiều chi tiết
– Độ ẩm của bùn sau ép rất cao
– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa khá tốn kém (lớn hơn máy ép bùn khung bản).
2. Máy ép bùn trục vít đa đĩa:
Máy ép bùn trục vít đa đĩa là một thiết bị được sử dụng ở công đoạn cuối trong quy trình xử lý nước thải. Và với những loại bùn thải đặc biệt như: Bùn khai khoáng (than, xị mạ kim loại, mỏ quặng hay bùn đặc biệt khó ép) không thể sử dụng được các loại máy thông thường (băng tải, khung bản) mà phải dùng tới máy ép bùn trục vít.
Ưu điểm:
– Hoạt động êm ái, nhẹ nhàng, liên tục
– Vật liệu làm thân máy tốt nên độ bền cao, có khả năng chống chịu môi trường khắc nghiệt
– Độ khô của bánh bùn cao
– Dễ vận hành.
Nhược điểm:
– Chi phí ban đầu cao (gấp 2.5 lần máy cùng loại)
– Năng suất rất thấp
– Bảo trì bảo dưỡng phức tạp, linh kiện không có sẵn.
3. Máy ép bùn khung bản:
Máy ép bùn khung bản thường nằm ở công đoạn cuối cùng của hệ thống xử lý nước thải và là thiết bị không thể thiếu với vai trò cô đặc bùn lỏng thành bánh bùn để thuận tiện cho việc lưu trữ và đỡ tốn chi phí vận chuyển bùn đến nơi xử lý tiếp theo. Bùn qua xử lý ép lọc có độ ẩm thấp hơn, cũng như ít gây ô nhiễm môi trường xung quanh hơn.
Ưu điểm:
– Chi phí vận hành thấp, vận hành dễ dàng không đòi hỏi công nhân trình độ cao
– Điện năng tiêu hao ít
– Không cần người vận hành
– Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế linh kiện thấp và sẵn có
– cấu tạo máy đơn giản dễ lắp ráp à chi phí đầu tư thấp
– Phù hợp với mọi loại bùn như: Bùn sinh hoạt, bùn hóa học, bùn quặng, bùn khoáng…
– Dễ dàng thay đổi độ khô của bánh bùn, dễ thay đổi công suất máy bằng việc thêm hoặc giảm băng tải
– Bánh bùn có độ khô lớn nhất trong các dòng máy ép bùn.
Nhược điểm:
– Không hoạt động liên tục do đặc tính hoạt động theo mẻ
– Máy cần diện tích đặt lớn, chiếm diện tích đặt máy
– Tháo bùn hoàn toàn bằng thủ công tốn chi phí nhân công
Để khắc phục vấn đề vận hành khá thủ công này ngta đã thiết kế thêm 1 bộ phận di chuyển tháo bùn tự động. Sau khi ép xong bộ phận này sẽ di chuyển đến từng khung bản và tách rời 2 khung bản liền kề nhau ra. Cứ lần lượt như vậy cho đến khi hết khung bản.
Trên đây là một vài chia sẻ của chúng tôi 3 loại máy ép bùn thông dụng trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên dù máy ép bùn có làm việc hiệu quả tốt đến mức nào đi nữa thì bùn sau khi ép vẫn phải xử lý. Để giảm lượng bùn thải cách duy nhất là giảm bùn đáy từ giai đoạn xử lý nước thải. Thi Thiên xin giới thiệu đến mọi người giải pháp xử lý bùn đáy hiệu quả hơn 3 loại máy ép bùn đã trình bày ở trên