
Bình chứa khí nén phổ biến với các công dụng cực tiện lợi mà các cá nhân hay các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Để đảm bảo chất lượng và vận hành trơn tru thì không phải ai cũng có thể làm được. Hãy cùng KS Boiler tìm hiểu về bình khí nén và cách đảm bảo chất lượng và an toàn của bình khí nén.
A. Giới thiệu về bình chứa khí nén
1. Thế nào là bình chứa khí nén?
Bình chứa khí nén được mọi người biết nhiều hơn với cái tên bình nén khí hay bình bơm hơi. Bình là thiết bị cực quan trọng để đảm bảo ổn định áp suất của cả hệ thống. Đặc điểm của bình khí nén là sở hữu phần khoáng bình to, với tính năng sinh ra dòng khí nén có áp suất cực cao.
Tác dụng chính bình khí nén là tạo ra luồng khí nén dùng để bơm hơi, làm dịu mát các thiết bị máy móc. Các máy móc với sự hỗ trợ của bình nén khí giúp hạn chế được tình trạng tụt áp bất ngờ tạo ra những ảnh hưởng không tốt khi vận hành các máy móc thiết bị có sử dụng khí khác.
Bên cạnh đó bình cũng có những nhược điểm chết người như: Giật điện, cháy nổ,… Để hạn chế xảy ra những sự cố đáng tiết trên bạn cần biết vận hành sử dụng bình nén hơi thật hợp lý, để vận hành trơn tru và tránh tai nạn đáng tiết xảy ra.
2. Cấu tạo cơ bản của bình chứa khí nén
Bình chứa khí nén có hình trụ to, với cấu tạo của vỏ bên ngoài được làm từ kim loại, phần ruột rỗng với chất liệu tạo thành là cao su có chất lượng tốt. Bình được gia công với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài giúp nâng cao tuổi thị của bình. Bình khí nén được thiết kế đảm bảo rằng áp suất được ổn định trong cả quá trình vận hành bình.
Cấu tạo cơ bản của bình như sau:
- Phần vỏ bình: Được làm từ thép tấm chất lượng có độ bền cực cao, chịu được áp lực của bình chứa khí nén và có thể duy trì áp lực ổn định.
- Phần lõi bình: Bộ phận được cấu thành bởi 2 đầu ra, vào của luồng khí, ở đầu nối sẽ được bao bọc với lớp cao su và chứa dầu thủy lực, giúp thiết bị máy móc vận hành lâu dài và trơn tru.Nitơ có trong lõi bình giúp áp lực được ổn định khi vận hành.
- Phụ kiện: Bên cạnh 2 phần chính của vỏ bình và lõi bình thì bình chứa khí nén có những phụ kiện đi kèm sau: Hệ thống van an toàn, hệ thống van xả, đồng hồ áp lực,… hỗ trợ giúp độ an toàn được đảm bảo khi vận hành, và ổn định thiết bị.
3. Nguyên lý hoạt động bình chứa khí nén
Quá trình hoạt động của bình chứa khí nén có 2 công đoạn chính nạp khí và xả khí. Khởi đầu là lúc áp lực của rơ le ống giảm khiến tiếp điểm máy bơm đóng lại. Lưu ý khi chưa vận hành máy thì bình chứa khí nén không hề có không khí. Bắt đầu khởi động bình chứa khí nén không khí được tăng áp do quá trình giảm đi thể tích lúc trước, khí được truyền qua vào bình chứa với một đường dẫn khí. Ruột cao su được bơm đến đầy khí nén. Sau khi được bơm đầy đủ rơ le sẽ được tự động tắt.
Nguyên lý xả khí: Số khí được nén bên trong bình được dẫn truyền qua hệ thống đường dẫn được kết nối với phần đầu ra của bình chứa khí nén. Đến lúc bình chứa khí nén đã được sử dụng hết khí thì rơ le hoạt động giúp nạp lại khí tự động vào bình chứa khí theo thời gian liên tục tuần hoàn.
B. Đặc điểm và phân loại bình chứa khí nén
1. Đặc điểm bình chứa khí nén
Bình chứa khí nén được sử dụng phổ biến nhất là bình có phần vỏ được làm từ hợp kim hoặc kim loại chống ăn mòn chống rỉ. Bình có thiết kế cấu tạo nhỏ gọn, giúp tiết kiệm được phần diện tích cực tốt trong hệ thống máy nén được sử dụng trong công nghiệp.
Để tránh trường hợp bình nén bị hư hỏng rò rỉ gây nguy hiểm cho người sử dụng thì bình chứa nén khí được trang bị lớp sơn tĩnh điện ở lớp vỏ bên ngoài, màu sắc sơn tĩnh điện đa dạng như: Vàng, cam, xanh, đỏ,… Màu sắc đa dạng của sơn giúp bình chứa khí nén giảm thiểu được lượng nhiệt được hấp thụ từ môi trường, giúp hạn chế không khí trong bình giãn nở gây cháy nổ hiệu quả.
2. Bình chứa khí nén được chia thành các loại sau
Bình chứa khí nén là một phần không thể thiếu trong hệ thống khí nén, bởi vì vậy trên thị trường có đa dạng loại bình chứa khác nhau. Sau đây là 4 cách phân chia bình chứa khí nén.
- Chất lượng khí: Có 2 loại khí trong bình chứa khí đó là khí sạch và không khí, bình chứa khí nén sạch được làm từ inox lượng khí bên trong là khí sạch được sử dụng ở các ngành công nghiệp thực phẩm, y tế,… Còn với bình chứa không khí thông thường rất dễ bị ăn mòn, oxy hóa, hư hỏng,… do được cấu tạo từ các vật liệu thông thường khiến sinh ra tạp chất làm bẩn khí.
- Áp lực: Áp lực bình chứa khí nén được sản xuất ở Việt Nam là dưới 10 Bar, nhưng vẫn có các trường hợp ngoại lệ cao hơn thế. Các bình chứa khí nén được thiết kế cấu tạo khác nhau về phụ kiện, độ dày,… để có thể phù hợp với nhu cầu áp lực của từng lĩnh vực. Đặc biệt các bình có áp suất cao được sản xuất sẽ bị hạn chế ở các nhà máy có đủ các thiết bị để chế tạo được.
- Hình dạng: Tùy vào diện tích, vị trí đặt mà lựa chọn hình dạng bình. Hiện nay có 2 hình dáng của bình chứa khí nén được phổ biến nhất là bình khí nén hình trụ và bình nằm ngang.
- Thể tích: Với đa dạng các ngành công nghiệp khác nhau và nhu cầu sử dụng của người dùng mà bình chứa khí nén có rất nhiều loại thể tích khác nhau.
C. Ứng dụng và lưu ý khi sử dụng bình chứa khí nén
1. Những ứng dụng của bình chứa khí nén
Những ứng dụng cơ bản của bình chứa khí nén là: Ổn định áp suất bên trong của bình, chứa đựng khí từ máy bơm hơi,…
Chi tiết về ứng dụng của bình chứa khí nén:
- Chúng ta có thể dễ bắt gặp bình chứa khí nén trong cuộc sống thường ngày là bình chứa khí gas, cấp nhiên liệu là khí đốt trong sinh hoạt hay nấu nướng.
- Bình được sử dụng chứa những khí cần thiết trong sản xuất công nghiệp hay đốt kim loại, và các sản phẩm của cơ khí.
- Trong y tế, bình chứa khí nén giúp chưng cất hóa chất tinh khiết cần thiết.
2. Lưu ý khi vận hành và sử dụng bình chứa khí nén
Bình chứa khí nén thường có áp suất lớn nên có thể tạo ra những thiệt hại về người và tài sản. Để có thể giảm thiểu ít nhất các tai nạn không đáng có.
- Quan tâm theo dõi các luồng tin tức để có lượng kiến thức đúng về bình khí nén.
- Nên chọn các thiết bị bình chứa có đăng ký sử dụng và kiểm định của KTAT (kiểm định an toàn thiết bị).
- Chọn những cơ sở cung cấp lắp đặt bình khí uy tín chất lượng.
- Để vận hành bình chứa càn có người được đào tạo, huấn luyện thực hiện.
- Xem xét và làm theo những quy trình lắp đặt đúng mà nhà cung cấp đưa ra.
- Để xa các vật dụng, nhiên liệu dễ cháy nổ khỏi bình.
- Cần kiểm tra độ an toàn và ổn định của bình chứa khí nén trước khi đưa vào vận hành hoạt động.
- Cần có người túc trực kiểm tra theo dõi để bình hoạt động đúng theo kế hoạch quy trình.
- Tính toán tất cả các số liệu bình chứa khí nén cần có để sử dụng cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến của bạn.
Chúng tôi mong muốn bài viết có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc về bình khí nén, và cũng như giải quyết được vấn đề bạn đang gặp phải khi chọn bình chứa khí.
Chúng tôi KS Boiler chuyên cung cấp lắp đặt và sửa chữa bảo dưỡng bình chứa khí nén, lò hơi, nồi hơi, uy tín chất lượng tại Việt Nam.