
Kiểm định nồi hơi là việc làm cần phải thực hiện đều đặn và thường xuyên định kỳ để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình vận hành lò hơi. Vậy cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành kiểm định nồi hơi? Mời bạn đọc cùng KS Boiler tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Các công tác chuẩn bị khi tiến hành kiểm định nồi hơi:
- Các bộ phận thống nhất kế hoạch kiểm định:
Các bộ phận có liên quan đến công tác kiểm định nồi hơi cần thống nhất với nhau về kế hoạch triển khai, công việc chuẩn bị và phối hợp giữa tổ chức kiểm định với cơ sở, bao gồm cả những nội dung sau:
– Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu của nồi hơi.
– Vệ sinh bên trong và bên ngoài nồi hơi.
– Tháo các cửa người chui, cửa vệ sinh.
– Chuẩn bị các công trình đảm bảo cho việc xem xét tất cả các bộ phận của nồi hơi.
– Chuẩn bị điều kiện về nhân lực, vật tư, thiết bị để phục vụ quá trình kiểm định; cử người tham gia và chứng kiến kiểm định.
- Chuẩn bị và kiểm tra hồ sơ lý lịch nồi hơi:
Căn cứ vào các hình thức kiểm định để kiểm tra, xem xét các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật của nồi hơi cần kiểm định:
– Khi kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu.
– Kiểm tra lý lịch của nồi hơi Theo QCVN: 01-2008 – BLĐTBXH, lưu ý xem xét các tài liệu:
+ Các chỉ tiêu về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
+ Tính toán sức bền các bộ phận chịu áp lực.
+ Bản vẽ chế tạo.
+ Hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng sửa chữa.
+ Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với đối tượng kiểm định.
– Hồ sơ xuất xưởng của nồi hơi:
+ Các chứng chỉ về kim loại chế tạo, kim loại hàn.
+ Kết quả kiểm tra chất lượng mối hàn.
+ Biên bản nghiệm thử xuất xưởng.
– Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có).
– Hồ sơ lắp đặt:
+ Tên cơ sở lắp đặt và cơ sở sử dụng;
+ Đặc tính của những vật liệu bổ sung khi lắp đặt.
+ Những số liệu về hàn như: công nghệ hàn, mã hiệu que hàn, tên thợ hàn và kết quả thử nghiệm các mối hàn.
+ Các biên bản kiểm định từng bộ phận của nồi hơi.
+ Các tài liệu về kiểm tra khác đối với các bộ phận nồi hơi, bộ quá nhiệt làm việc với nhiệt độ thành lớn hơn 4500C.
– Khi kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
– Kiểm tra lý lịch, biên bản kiểm định và phiếu kết quả kiểm định lần trước.
– Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có).
– Khi kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường:
– Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.
– Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: xem xét hồ sơ lắp đặt.
– Trường hợp sau khi nồi (lò) hơivà nồi đun nước nóng không làm việc từ 12 tháng trở lên xem xét hồ sơ như kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ.
Đánh giá kết quả hồ sơ, lý lịch. Kết quả đạt yêu cầu khi :
+ Lý lịch của thiết bị đầy đủ và đáp ứng điều 2.4 của QCVN 01-2008/BLĐTBXH.
+ Nếu không đảm bảo, cơ sở phải có biện pháp khắc phục bổ sung theo điều 3.2.2 của QCVN 01-2008/BLĐTBXH.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện kiểm định phù hợp để phục vụ quá trình kiểm định.
- Xây dựng và thống nhất thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn với cơ sở trước khi kiểm định. Trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá nhân, đảm bảo an toàn trong quá trình kiểm định.
KS – Boiler chuyên sản xuất, lắp đặt và bảo trì nồi hơi công nghiệp:
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/ksboilercompany
Hotline: 1900 055 595
Website: https://ks-boiler.com
Địa chỉ văn phòng: Số 9A, Đường 73, KDC Tân Quy Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, HCM.