
Nồi hơi (lò hơi) là gì?
Nồi hơi là thiết bị sử dụng nhiên liệu (than, củi, trấu, giấy vụn…) để đun sôi nước tạo thành hơi nước mang nhiệt để phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong các lĩnh vực công nghiệp như giặt là, sấy gỗ, khách sạn …
Đây là thiết bị đặc biệt ó khả năng tạo ra nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành các thiết bị hoặc động cơ ở nơi cần cấm lửa và cấm nguồn điện (như các kho xăng, dầu) mà không thiết bị nào có thể thay thế được.
Công dụng của nồi hơi (lò hơi)
Trong các nhà máy công nghiệp có sử dụng nhiệt thì người ta sử dụng thiết bị nồi hơi (lò hơi) để làm nguồn cung cấp nhiệt, cung cấp hơi và dẫn nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các hệ thống máy móc cần sử dụng.
Lò hơi được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp đều có nhu cầu sử dụng nhiệt với mức độ và công suất khác nhau. Các công ty như: công ty may mặc, công ty giặt khô sử dụng nồi hơi (lò hơi) để cung cấp hơi cho hệ thống cầu là, các nhà máy như: Nhà máy chế biến thức ăn gia súc, nhà máy bánh kẹo, sử dụng nồi hơi (lò hơi) để sấy sản phẩm. Một số nhà máy sử dụng Lò hơi để đun nấu, thanh trùng như nhà máy nước giải khát, nhà máy nước mắm, tương hay dầu thực vật…
Những lưu ý khi sử dụng nồi hơi (lò hơi)
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây nổ (cháy) nồi hơi (lò hơi) gây thiệt mạng cho con người:
- Nổ do nhiên liệu
- Tình trạng cạn nước
- Xử lý nước không đảm bảo
- Khởi động sai
- Va đập gây hỏng hóc ống
- Đốt nóng dữ dội
- Nước cấp bẩn
- Phương pháp xả không thích hợp
- Việc bảo quản không đúng
- Tạo chân không bên trong lò hơi
- Tác động của ngọn lửa
Nếu bạn để ý sẽ thấy, sau khi đun nước, trong ấm dần dần lắng đọng một lớp cặn trắng, dày và cứng, bám chắc trên bề mặt kim loại, rất khó rửa sạch. Các lò hơi lớn trong nhà máy sau thời gian dài đun nóng bị cặn đóng dày, có thể làm tắc ống dẫn. Cặn lò dẫn nhiệt kém, vì thế để làm cho nước sôi cần nhiệt độ cao hơn, khiến cho nhiệt độ trong lò hơi quá cao, áp suất tăng mạnh, vách lò hơi không chịu đựng được dẫn đến nguy cơ làm nổ lò.
Vì thế mà khi sử dụng nồi hơi (lò hơi) ta cần phải lưu ý những điều như sau:
- Lắp hệ thống xử lý nước trước khi cấp nước vào nồi hơi
- Tiến hành bảo dưỡng nồi hơi theo đúng lịch;
- Thăm khám nồi hơi theo đúng thời hạn quy định;
- Khắc phục kịp thời những hỏng hóc trong quá trình sử dụng.
- Lựa chọn nhà sản xuất uy tín, đáng tin cậy để bảo vệ cho chính bạn và những người xung quanh.
Và để ngăn ngừa chất ô nhiễm trong khói thải lò hơi ,việc trước hết là phải hoàn thiện thiết bị đốt dầu F.O bằng cách : Thay thế vòi phun và quạt gió sao cho sương dầu được tán đủ nhỏ để cháy hết và tỷ lượng dầu – gió được cân chỉnh hợp lý.
Có hai khâu tác động rất lớn đến sự cháy của dầu trong lò mặc dù vòi phun đã rất hoàn thiện đó là:
1.Kiểm soát và bảo đảm lượng nước lẫn trong dầu không quá lớn
2.Nâng nhiệt độ hâm dầu F.O trước vòi phun lên tới 1200C.