
Nồi hơi đốt củi có dạng lò hơi cố định, cung cấp nhiên liệu thủ công, và được chế tạo thiết kế để tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất. Nồi hơi đốt củi có thể sử dụng đa dạng nhiên liệu như: Củi, than, vỏ điều, trấu,…
Ở Việt Nam, củi là nhiên liệu đốt có từ xa xưa và được phổ biến nhất, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp thế giới củi chiếm vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến. Nhưng trong quy mô công nghiệp củi rất khó sử dụng, vận chuyển cũng như lưu trữ, bởi vì củi có tính không đồng nhất về tính chất vật lý và hóa học, nguồn cung cấp và chủng loại khác nhau.
Đặc biệt, Việt Nam là một nước mang khí hậu địa lý phân hóa rõ rệt và đa dạng, rất nhiều loại cây gỗ có thể khai thác làm củi. Việt Nam không có các khu trồng củi quy mô lớn mà chỉ có các khu quy mô nhỏ hẹp nên tạo rất nhiều khó khăn với các khu công nghiệp nếu muốn thu mua.
A. Tổng quan về nồi hơi đốt củi
Nồi hơi đốt củi cố định và có buồng đốt nằm bên ngoài gồm 3 pass đốt và có thể sử dụng 3 pass này cùng một lúc, nhiên liệu mà nồi hơi đốt củi có thể sử dụng đa dạng như củi, than, trấu,…
1. Cấu tạo của nồi hơi đốt củi
Thiết kế cấu tạo của nồi hơi đốt củi gồm các thành phần chính sau:
Buồng đốt:
- Ghi lò: Có chất liệu cấu thành là gang có có năng chịu được nhiệt độ lớn, và được thiết kế theo mong muốn với khách hàng nếu khách hàng muốn sử dụng các nhiên liệu than, củi, trấu,…
- Thể xây: Bộ phận cần hoạt động ổn định bền lâu để có thể nâng cao hiệu suất trong lúc đốt hết các nhiên liệu.
- Thu nhiệt bức xạ: Được xây dựng trên các ống thép đúc được sản xuất đặc biệt cho lò hơi, đảm nhiệm chức vụ thu nhận nhiệt bức xạ trực tiếp sinh ra khi đốt lò.
- Thải tro xỉ: Để tiết kiệm tối ưu nhất sức lực người sử dụng, nồi hơi đốt củi được tích hợp 2 vít thải tro xỉ.
Thân lò:
- Pass 1 2 3: với 1 là ống lò, 2 – 3 là chùm ống lửa.
- Ống công nghệ: Van hơi chính, van hơi an toàn, van xả khí, xả đáy, đường cấp nước, cụm tín hiệu điều khiển,…
- Bộ khử bụi: Để bảo vệ môi trường và không gây ô nhiễm ở tất cả các lò hơi điều được trang bị bộ khử bụi
- Bể dập bụi: Bụi sau khi vượt qua bộ khử bụi, chúng sẽ tới bể dập bụi ly tâm cùng với đó là phun nước ngược chiều, lắng và đập bụi với mặt nước.
Ngoài ra nồi hơi đốt củi còn có lò sấy, ống khói, tháp hấp thụ, quạt ly tâm, bể tuyển nổi, bồn hóa chất,…
2. Nguyên lý hoạt động của nồi hơi đốt củi
Nồi hơi đốt củi cũng hoạt động tương tự với các lò hơi sử dụng nguyên liệu đốt khác. Lò hơi tạo hơi tự nhiệt lượng phát sinh khi nhiên liệu được đốt từ đó biến thành nhiệt năng của hơi nước. Lượng hơi được sinh ra được ứng dụng ở các ngành sản xuất và chế biến công nghiệp.
Nồi hơi đốt củi hoạt động với yêu cầu nước cung cấp cho lò hơi phải là nước cất không nhiễm tạp chất kim loại. Lượng nhiệt mà nồi hơi đốt củi có thể cung cấp là từ 1300 – 1900 độ.
Phần khói của lò hơi sẽ được đi qua 3 pass nhiệt độ giảm dần khi thoát khỏi lò hơi, lượng hơi sẽ tách ra thành hơi nước và tuần hoàn trở lại quá trình hoạt động.
B. Công nghệ của nồi hơi đốt củi
Trên thị trường, chúng ta có thể thấy nhiều công nghệ nồi hơi đốt củi như: Ghi tĩnh, ghi xích, đốt trong,… Nhưng được ưa chuộng và phổ biến nhất thì cũng chỉ có 2 loại công nghệ sau:
- Công nghệ ghi đẩy: Công nghệ này phổ biến trong nồi hơi đốt củi vì nó có các đặc điểm đáp ứng được tính chất nhiên liệu củi là nó có thể sử dụng nhiều loại củi khác nhau về hình dạng, kích thước, độ ẩm,… Công nghệ này còn thể hiện sự ưu việt khi nó có thể sử dụng được các loại củi có nhiệt trị thấp và độ ẩm cao.
- Công nghệ tầng sôi tích hợp hệ thống tuần hoàn khói: Nguyên lý hoạt động tuần hoàn khói giúp dễ dàng trong việc chỉnh nhiệt độ buồng đốt theo nhu cầu người sử dụng. Giúp người vận hành kiểm soát được đóng keo trong trong buồng đốt, nồi hơi đốt củi vẫn hoạt động bình thường ổn định du nhiên liệu có thay đổi.
C. Ưu nhược điểm nồi hơi đốt củi
1. Ưu điểm
Nồi hơi đốt củi có những ưu điểm khiến bạn nên lựa chọn như sau:
- Hiệu suất nhiệt lượng thu được cao.
- Dễ sử dụng và vận hành lò hơi.
- Nồi hơi đốt củi trong quá trình hoạt động có lượng khí thải ít, tránh gây ô nhiễm môi trường.
- Lò hơi có nhiên liệu đốt đa dạng cùng lúc như: Mùn cưa, phôi bào, bã điều, củi, trấu,… Đốt kết hợp giúp tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.
- Lượng hơi được xuất ra ổn định, chất lượng và đặc biệt nồi hơi đốt củi có độ ổn định áp suất và nhiệt độ cung cấp được lớn.
2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm, lò hơi đốt củi cũng tồn tại những nhược điểm sau:
- Nhiên liệu củi thải ra các khí CO, CO2, SO2,…
- Nhiên liệu tự cấp cần có công nhân quan sát thêm nhiên liệu đúng lúc.
- Đặc tính của củi là khi đốt để lại rất nhiều muội than vì tốn thêm chi phí vệ sinh lò.
- Không được ưa chuộng ở các khu công nghiệp lớn do không phù hợp.
D. Chú ý khi sử dụng nồi hơi đốt củi
Các lò hơi có áp suất cực lớn rất nguy hiểm khi xảy ra tai nạn vì thế chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Kiểm tra lò hơi đốt củi trước khi vận hành, đảm bảo không có các bộ phận nào nứt gãy hay bị rò rỉ.
- Để lửa mau cháy hơn hãy nên sắp xếp các củi đóm nhỏ hơn phía dưới và củi lớn hơn ở phía trên.
- Đảm bảo có người túc trực đảm bảo nhiên liệu được thêm liên tục và cháy kiệt hoàn toàn.
- Không được để tình trạng thiếu nước trong lò hơi, luôn quan sát và kiểm tra trước sau và trong khi vận hành nồi hơi đốt củi.
- Nước được cung cấp phải là nước đã qua xử lý nước cất không có nhiễm cận kim loại.
- Nước và hơi nên được đưa vào từ từ và nên thực hiện khi tắt lò.
- Vệ sinh lò định kỳ, tránh các bẩn bám gây giảm hiệu suất hoạt động của lò.
- Lò hơi đốt củi cần được bảo trì định kỳ và nếu có hư hỏng cần liên hệ tới các công ty dịch vụ về lò hơi uy tín.
Ngoài nồi hơi đốt củi bạn có thể tìm hiểu về những lò hơi khác như lò hơi tầng sôi, lò hơi ghi tĩnh,… Để đưa ra quyết định đúng đắn và phù hợp nhất đến quy mô ngành nghề của mình.
KS Boiler nơi cung cấp dịch vụ lắp đặt sửa chữa bảo trì lò hơi uy tín tại Việt Nam.