
Van an toàn khí nén là loại van có xếp hạng hàng đầu về sức phổ biến nhất hiện nay. Van an toàn không thể thiếu trong các thiết bị công nghiệp có độ nguy hiểm cao vì nó đảm bảo sự an toàn. Van an toàn khí nén được lắp đặt nhiều vào máy nén khí, nhiều đến nổi nó còn được gọi là van an toàn máy nén khí.
Hãy cùng KS Boiler tìm hiểu về van an toàn khí nén, nguyên lý cũng như cấu tạo của nó.
A. Tổng quan về van an toàn khí nén
1. Van an toàn khí nén là gì?
Van an toàn khí nén là dạng van sử dụng trong hệ thống máy khí nén. Van có khả năng giúp máy nén khí vận hành ổn định, gia tăng khả năng bền bỉ trong việc duy trì áp lực và đảm bảo an toàn chống cháy nổ trong khi hoạt động. Vị trí của lắp đặt của van là trên bình chứa khí nén.
Van an toàn khí nén cũng có chức năng tương tự các loại van khác là giúp không cho đường ống vận hành quá áp lực được cho phép. Bạn có thể tùy chỉnh áp lực từ 1 bar đến 10 bar hoặc hơn.
Van an toàn khí nén được kích hoạt đóng và mở phụ thuộc vào áp lực của hệ thống. Van giúp bảo đảm an toàn khi xuất hiện các tình trạng rủi ro như: Tắc nghẽn hệ hệ thống đường ống, van khóa kẹt không mở được hay trong trường hợp áp suất làm việc tăng đột biến. Trong các trường hợp trên van an toàn đóng vai trò xả áp thừa giữ thiết bị hoạt động ở mức áp suất ổn định.
2. Cấu tạo van an toàn khí nén
Các dòng van an toàn hay van an toàn khí nén điều có những cấu tạo chung nổi bậc như sau:
- Thân: Làm từ Inox không gỉ độ bền cao và đạt yêu cầu không bị oxi hóa khi tiếp xúc với dòng chảy.
- Phần kết nối: Đầu nối có 1 được tiện ren và đây là cách nối nhanh và gọn.
- Phần xả: Mang chức năng xả dầu, khí, nước,… Đi ra ngoài lúc áp suất ở máy khí nén thoát ra hệ thống.
- Vít: Thường được gọi là vít điều chỉnh vị trí lắp đặt nằm bên dưới tay giật, nơi có điều chỉnh áp lực vào của van.
- Đĩa: Bộ phận giúp xả khí khi áp suất thay đổi, áp suất cao lò xo sẽ năng đĩa van lên tạo khoảng trống khí thoát ra và ngược lại van được đóng lại khi áp suất tụt thấp.
- Nút bịt: Làm kín, giúp không gian bên trong van là không gian kín hoàn toàn.
- Lò xo: Liên kết cùng đĩa van cùng vít điều chỉnh, điều chỉnh lò xo với áp suất định mức lớn đồng nghĩa nén lò xo càng chặt.
- Tay giật: Thiết bị xả áp hoạt động thủ công với sức người nên vẫn có thể xả áp khi áp xuất chưa vượt mức được định trước thông qua tay giật.
B. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của van an toàn khí nén
1. Nguyên lý hoạt động của van an toàn khí nén
Van an toàn khí nén ở trạng thái đóng nếu thiết bị, máy nén khí,… hoạt động bình thường và không có áp suất tăng đột biến. Van an toàn khí nén được mở ra khi áp suất trong ống vượt qua mức áp suất được chỉ định, lúc này van phát huy tác dụng chính của mình là xả đi lượng áp suất quá tải giúp ổn định lại lò hơi.
Trạng thái hoạt động của van an toàn:
- Trạng thái cân bằng: Khi áp lực vận hành của van và của hệ thống bằng nhau van giữ trạng thái đóng.
- Trạng thái mở hoàn toàn: Áp lực quá tải khỏi áp lực định mức (được người dùng điều chỉnh) của van, đĩa van sẽ được nâng lên. Lúc này lò xo được nén lại và sinh ra một đường đi. Áp suất bên trong hệ thống càng lớn tỉ lệ thuận với độ nén chặt của lò xo, áp suất dư thừa được thải ra qua lối đi vừa sinh ra.
- Trạng thái đóng hoàn toàn: Sau khi áp suất thừa được thải hết hoàn toàn, hệ thống vận hành ổn định thì lò xo được trở lại vị trí trạng thái ban đầu. Đĩa van đóng và van an toàn bây giờ được đóng hoàn toàn.
2. Top các ứng dụng của van an toàn khí nén
Van an toàn nén khí dễ bắt gặp nhất là ở các hệ thống khí gas, khí nén,… Cụ thể hơn về ứng dụng của van trong công nghiệp như sau:
- Sử dụng trong các hệ thống khí nén ở các khu chế xuất, sản xuất, khu công nghiệp,…
- Xuất hiện trong các hệ thống khí gas dùng trong công nghiệp.
- Dùng trong các hệ thống đường ống hơi nước nóng trong các lò hơi, sưởi có quy mô cực lớn.
C. Lưu ý vận hành van an toàn khí nén
1. Lưu khi sử dụng van an toàn
Van an toàn khí nén là thiết bị bảo đảm an toàn quan trọng không thể thiếu của các thiết bị công nghiệp. Vì thế, để van không bị hư hỏng hay hoạt động không tốt là những nguy cơ gây ra những tai nạn đáng tiết.
Để sử dụng tốt van an toàn khí nén chúng ta cần kiểm tra van định kỳ, và bảo dưỡng sửa chữa van an toàn khí nén kịp thời. Những cách kiểm tra van an toàn cơ bản như sau:
- Xem xét đánh giá van bằng mắt thường, xem các cấu trúc van có bị hỏng hay rò rỉ không.
- Thử nghiệm tăng áp để xem van có thể đóng mở bình thường và có bọ rò rỉ không.
2. Những lý do khiến van an toàn không hoạt động
Van sẽ không hoạt động nếu gặp những vấn đề sau:
- Hệ thống nén khí bị lỗi ở một số hay một dây chuyền máy nén khí, xuất hiện hư hỏng hay kỹ thuật bị lỗi.
- Bộ phận van điều khiển gặp trục trặc.
- Hệ thống máy nén khí có nhiệt độ và phần cảm biến có độ lớn thấp hoặc cao hơn mức cho phép hay mức quy định.
3. Vị trí phù hợp để lắp đặt van an toàn khí nén
- Lưu ý lắp đặt van an toàn khí nén gần với hệ thống, giúp bảo vệ hệ thống được tối ưu nhất.
- Trước khi lắp van an toàn khí nén cần chú ý không lắp đặt một thiết bị bịt kín nào.
- Kích thước của ống kết nối phải vừa với đầu vào của van an toàn và ống phải thẳng, ngắn.
- Không thể tránh được việc lò hơi di động vì thế lắp đặt van theo kiểu đoàn bẩy là sai lầm.
Ngoài các lưu ý trên, khi sửa chữa hoặc bảo dưỡng van an toàn cần dựa theo các quy tắc chuẩn và bề mặt seat, đĩa không bị sướt hay hư hỏng. Không tự ý sửa chữa hay tháo lắp các chi tiết khi gặp sự cố, trục trặc trong quá trình vận hành, cần liên hệ ngay với nhà cung cấp để được hỗ trợ.