
Lò hơi đốt than là một trong những thiết bị thiết yếu nhất của các nhà máy công nghiệp ngày nay chính, vậy lò hơi đốt than là gì? Cách sử dụng lò hơi đốt than như thế nào? Mời bạn đọc cùng KS-Boiler tìm hiểu thông tin qua bài viết dưới đây nhé.
Lò hơi đốt than là gì?
Lò hơi đốt than là lò hơi công nghiệp sử dụng nhiên liệu than để đun sôi và tạo thành hơi nước thường sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, nguồn hơi sẽ có nhiệt độ và áp suất phù hợp. Do nhiệt độ và áp suất thường rất cao nên thông thường sẽ dùng ống chuyên dùng chịu được nhiệt và áp suất cao. Lò hơi đốt than nổi bật với đặc tính tạo ra những nguồn năng lượng an toàn không gây cháy để vận hành những thiết bị ở gần nơi cấm lửa hoặc nguồn điện.
Có mấy loại lò hơi đốt than?
Do sự khác nhau về cấu tạo và nguyên lý hoạt động nên lò hơi đốt than được chia thành 2 loại: Lò hơi đốt than ghi xích và lò hơi đốt than ghi tĩnh.
Vậy ghi là gì? Ghi là bộ phận quan trọng của hầu hết các lò hơi nằm trong buồng đốt. Ghi là phần kim loại nơi mà chất đốt được đặt lên bề mặt để đốt cháy và sinh nhiệt.
Ứng dụng của lò hơi đốt than
Mỗi loại lò hơi đốt than có các cấu tạo, đặc điểm, nguyên lí hoạt động phù hợp với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Lò hơi đốt than được sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp để cung cấp và dẫn các nguồn nhiệt, nguồn hơi đến các máy móc cần sử dụng. Lò hơi đốt than được sử dụng phổ biến trong ngành các ngành công nghiệp như dệt, may, thực phẩm, nước ngọt, rượu bia, hải sản, nước mắm, tương,…
Quá trình vận hành lò hơi cần lưu ý những gì?
Khống chế đường gió và khói.
Gió và khói ở nhiệt độ thấp có tỉ trọng lớn nên có thể làm tăng tải của quạt hút gây quá tải khi mở to van gió. Vì vậy khi nhiệt độ buồng đốt còn thấp thì không được vận hành quạt hút với van gió mở to và thao tác mở van gió phải làm từ từ để đảm bảo an toàn cho quạt. Lượng gió cần thiết cho sự cháy và khói lửa sinh ra tỷ lệ thuận với khối lượng và sự cháy của nhiên liệu. Tải định mức của các động cơ điện được tính toán cho chế độ làm việc đầy tải của lò hơi ở nhiệt độ làm việc của nó 750 đến 850oC.
Quạt đẩy cấp gió cho sự cháy của nhiên liệu. Van gió của nó được điều chỉnh phù hợp với lượng nhiên liệu cấp vào lò để duy trì nhiệt độ làm việc tối ưu của buồng đốt.
Quạt hút được điều chỉnh chỉ để duy trì áp suất buồng đốt luôn ở trong khoảng từ -2 đến -5 mm cột nước.
Khống chế nhiên liệu.
Lượng nhiên liệu cấp vào lò được khống chế bằng cách điêu chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu sao cho phù hợp với mức độ mang tải của lò hơi và được tải đều trên khắp buồng đốt.
Khi thay đổi lượng cấp nhiên liệu trong một khoảng rộng thì phải điều chỉnh một cách phù hợp van gió quạt hút, quạt đẩy để duy trì trạng thái tối ưu của buồng đốt.
Khống chế nhiệt độ khói.
Bộ chỉ thị và khống chế nhiệt độ khói giúp ta biết được nhiệt độ hiện hành của luồng khói và tác động dừng lò khi nhiệt độ khói tăng quá mức đã đạt ( trong khoảng 280đến3000C) để đảm bảo an toàn cho lò hơi (dừng tất cả các quạt và bộ cấp nhiên liệu).
Nhiệt độ khói tăng quá mức có thể do nước bị cạn hoặc buồng đốt cháy quá mãnh liệt, nhiệt độ buồng đốt lên quá cao không điều khiển được. Vì vậy khi nhiệt độ khói bị tăng cao thì phải dừng lò tìm rõ nguyên nhân và khắc phục xong mới được vận hành lò trở lại.
Khống chế nhiệt độ buồng đốt.
Nhiệt độ buồng đốt được chỉ thị và khống chế bằng bộ điều khiển nhiệt độ. Nó cho biết nhiệt độ hiện tại của buồng lửa, báo động bằng còi và tác động dừng bộ cấp nhiên liệu khi nhiệt độ buồng đốt cao hoặc thấp quá nhiệt độ đặt. Khi đó các quạt vẫn chạy, tầng sôi vẫn được duy trì để người vận hành có thể tiếp tục thao tác đưa lò hơi dần trở về chế độ hoạt động bình thường.
Để bộ điều khiển nhiệt độ báo đúng nhiệt độ của buồng đốt và không tác động sai phải luôn đảm bảo trạng thái tầng sôi của buồng đốt nhất là vùng lân cận hai đầu đọc nhiệt độ. Đồng thời phải đảm bảo sự tiếp xúc tốt tại các điểm đấu dây và không được làm chập đứt các dây dẫn từ bộ điều khiển nhiệt độ đến các đầu đọc nhiệt độ khi thao tác sục đẩy các đầu đọc đó trong khi vận hành lò.
Công tắc áp suất hơi.
Công tắc áp suất hơi có tác dụng dừng lò khi áp suất tăng quá mức đã đặt và tự động khởi động lại lò khi áp suất lò tụt xuống đến mức đã đặt thấp hơn.
Duy trì trạng thái tầng sôi nói trên, hai đầu đọc nhiệt độ phải có tầng sôi tốt để can nhiệt đo đúng nhiệt độ thật của buồng đốt. Giữ cho nhiên liệu cháy đều và giữ cho nhiệt độ buồng đốt tăng chậm dần đến nhiệt độ cấp nhiên liệu. Ở giai đoạn này nều nhiệt độ buồng đốt không tăng lên được hoặc tăng quá chậm thì giảm gió cho phù hợp, nếu nhiệt độ tăng lên quá nhanh thì tăng gió cho phù hợp.
Quan sát nhiệt độ buồng lửa để điều chỉnh tăng dần áp suất quạt đẩy, điều chỉnh tương ứng van gió quạt hút để có áp lực buồng đốt -2 đến -5mm cột nước. Đồng thời với quá trình tăng dần tốc độ cấp nhiên liệu để tăng dần nhiệt độ buồng đốt. Lúc này nhiên liệu đã đạt đến trạng thái tầng sôi hoàn toàn, lò bắt đầu cháy ổn định. Khi nhiệt độ buồng đốt đạt 700 đến 7200C thì kết thúc quá trình điều khiển các van gió để duy trì tầng sôi ổn định của nhiên liệu. Từ giai đoạn này chỉ có điều chỉnh tốc độ cấp nhiên liệu để khống chế nhiệt độ buồng đốt ổn định ở trong khoảng 800 đến 8500C.
Khi thấy hơi xì ra qua van xả khí (van hơi phụ), để cho hơi xì xả hết không khí trong khoang hơi thì đóng van xả khí lại. Quan sát đồng hồ áp lực, nếu áp suất lò đạt đến áp suất làm việc thì tiến hành mở van hơi chính để hòa hơi cấp cho sản xuất.
KS – Boiler chuyên sản xuất, lắp đặt và bảo trì nồi hơi công nghiệp:
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/ks.boiler
Hotline: 1900 055 595
Website: https://ks-boiler.com
Địa chỉ văn phòng: Số 9A, Đường 73, KDC Tân Quy Đông, Phường Tân Phong, Quận 7, HCM
Địa chỉ xưởng: E2/52 B1 Ấp 5, Xã Đa Phước, Huyện Bình Chánh, HCM