
Van bi là loại sản phẩm được sử dụng để đóng, mở hay điều tiết dòng chảy lưu chất. Van bi điều khiển khí nén là loại van được vận hành bằng khí nén. Van điều khiển khí nén này được sử dụng phổ biến ở các hệ thống nhà máy, dây chuyền sản xuất, có tác dụng tối ưu hệ thống vận hành và tiết kiệm được phần chi phí vận hành.
Cùng KS Boiler tìm hiểu về loại van bi điều khiển khí nén này.
A. Tổng quan về van bi điều khiển khí nén
1. Van bi điều khiển khí nén
Van bi điều khiển khí nén (Pneumatic control valve) là loại van có kết hợp với bộ truyền động khí nén (động năng giúp đóng, mở và điều khiển được chuyển thành từ khí nén thông qua bộ phận này).
Van có đặc điểm là chịu được những áp lực cao, có khả năng linh hoạt thích nghi được nhiều loại môi trường không giống nhau. Van có thể vận hành tự động nên rất được ưa chuộng trong các vị trí không gian chật hẹp, hoặc môi trường có chất độc gây nguy hiểm đến với người sử dụng.
2. Van bi điều khiển khí nén được cấu tạo
Van bi điều khiển khí nén được miêu tả như là loại van bi được kết hợp với điều khiển khí nén, và hoạt động chủ yếu dựa trên van bi chịu tác động của động cơ khí nén.
Thân bi: Cấu tạo tương tự với các loại van bi khác có phần thân và viên bi bị khoét rỗng ở trong phần thân van.
Viên bi: Được gắn cùng trục van hướng ra ngoài và từ trục van có thể xoay điều chỉnh góc của viên bi trong vận hành.
Giá: Bộ phận ở vị trí nằm trên thân của van, được gắn cùng bộ điều khiển khí nén, được 4 bulong cố định ở 4 góc.
Để van có thể hoạt động trơn tru và hiệu quả nhất thì cần thiết 2 bộ phận sau phải được kết hợp tốt với nhau là:
- Điều khiển khí nén: Bao gồm bộ điều khiển tác động đơn và kép với cấu tạo từ: Thân, Piston, lò xo có 2 đầu (không có ở bộ điều khiển khí kép) và bánh răng.
- Van cơ.
3. Nguyên lý vận hành của van bi khí nén
Áp lực khí nén từ hệ thống dẫn động khí nén tác động lên Piston thông qua lực momen xoắn, kết quả của quá trình này là trục van xoay góc 90 độ (thích ứng theo chế độ đóng và mở của van).
Van bi điều khiển khí nén còn có thể vận hành với van điện tử khi chịu tác động kép và đóng mở với tác động đơn.
B. Phân loại van bi điều khiển khí nén
Van bi điều khiển khí nén với nhiều chủng loại khác nhau phù hợp với đa dạng mục đích và nhu cầu sử dụng của người dùng, đặc biệt là mỗi loại lại có lợi thế môi trường khác nhau. Đa dạng các loại van bi điều khiển khí nén giúp bạn có thể dễ dàng chọn ra loại van phù hợp với mình nhất.
Sau đây là chi tiết phân loại các loại van giúp bạn chọn lựa van bi phù hợp nhất:
1. Phân loại van bi điều khiển khí theo vật liệu
- Van bi điều khiển khí nén nhựa: Loại van bi được chế tạo từ nhựa, ưu điểm là chống ăn mòn và giá cả hợp lý (rẻ) chỉ được sử dụng cho những môi trường có nhiệt độ thấp đến vừa.
- Van bi điều khiển khí nén đồng: Loại van được làm từ đồng, ưu điểm là có thể dùng trong đa dạng môi trường không giống nhau. Đặc biệt là van bi đồng có khả năng chịu nhiệt khá tốt và chống được ăn mòn. Bạn có thể chọn loại van này cho hệ thống lò hơi, khí gas,…
- Van bi điều khiển khí nén Inox: Chất liệu Inox cao cấp chống rỉ, sét, ăn mòn, nhiễm từ,… Và nổi trội nhất là ưu điểm chịu được những áp lực cao, chống bẩn hoàn hảo. Bạn có thể lựa chọn loại van này nếu trong lĩnh vực đồ ăn, thực phẩm,…
2. Phân loại van bi điều khiển khí theo số thân của van
- 1 thân: Được chế tạo bằng cách đúc nguyên khối, phổ biến là có kích thước nhỏ, ưu điểm của loại van bi điều khiển khí 1 thân là khả năng chịu áp lực cao cộng với độ kính được coi là tuyệt đối, nhược điểm nổi bật là khó bảo dưỡng.
- 2 thân: Chế tạo bằng cách ghép 2 phần mảnh chi tiết lại với nhau thành phần thân của van, ưu điểm giúp loại van này được ưa chuộng là khả năng dễ dàng bảo trì bằng cách tháo lắp.
- 3 thân: Cũng như 2 thân 3 thân được cấu tạo từ 3 phần mảnh chi tiết lại với nhau, van bi điều khiển khí nén có thể phân thành nhiều loại kích thước khác nhau tùy nhu cầu sử dụng.
3. Phân loại van bi điều khiển khí nén theo dòng chảy
Dựa theo hướng chảy của dòng chảy chúng ta phân loại van bi điều khiển khí nén thành 2 loại:
- Hướng dòng chảy 2 ngã: Có thể hiểu loại van bi này có thể khiến dòng chảy dẫn chuyền đi 2 hướng qua 2 cửa (chiều bất kì).
- Hướng dòng chảy 3 ngã: Van bi điều khiển khí nén có thiết kế 3 cửa, cùng một thời điểm dòng chảy có thể chảy đi qua 3 cửa, và bạn có thể đóng lại bất kỳ 1 cửa. Van được chia thành van 3 ngã chữ L và chữ T.
4. Phân loại van bi điều khiển khí nén theo loại kết nối
- Loại kết nối bích: Kiểu kết nối phổ biến nhất trong các kiểu kết nối, van bi điều khiển khí nén loại kết nối bích có độ bền chắc cao và cực ổn định khi vận hành. Đặc biệt dạng kết nối này còn có thể chống chịu với áp lực cao cùng với những rung lắc của hệ thống khi vận hành.
- Loại kết nối ren: Van bi với kết nối ren sẽ có được tính linh hoạt, đơn giản trong lắp đặt và thi công. Bạn có thể chọn kiểu kết nối ren khi hệ thống mang tính linh động và thường xuyên phải tháo rời và lắp đặt.
- Loại kết nối rắc co: Van bi điều khiển khí nén có kết nối được sử dụng nhiều ở những thiết bị của hệ thống đường ống, ưu điểm nổi bật là tính nhanh chóng và dễ dàng trong lắp đặt và cũng dễ tháo rời và chuyển đổi hay bảo trì van bi.
- Loại kết nối hàn, dán keo: Loại kết kết dành cho van bi này được ưu tiên sử dụng trong các hệ thống cố định, đặc biệt đây là kiểu kết nối có thể chịu được áp lực hiệu quả nhất hiện nay và không bị rò rỉ hoặc hở đoạn nối trong khi vận hành.
C. Ứng dụng và bảo trì van bi điều khiển khí nén
1. Ứng dụng
Van bi điều khiển khí nén được sử dụng ở các nhà máy, khu công nghiệp như: Chế biến thực phẩm, nhà máy điện, y dược, dệt may, nhuộm, bia rượu, nhà máy thép,… Van bi được ứng dụng ở các nơi có không gian chật hẹp, môi trường có chất động gây nguy hại đén người sử dụng hoặc nhiệt độ môi trường quá cao. Môi trường thường thấy sự xuất hiện của van bi là những môi trường xử lý nước thải và nước sạch.
2. Bảo trì
Quá trình bảo dưỡng van bi điều khiển khí nén là thực hiện kiểm tra vệ sinh van, và tra thêm dầu vào van để giúp van được sử dụng lâu hơn.
2 loại bảo trì van phổ biến là:
- Bảo trì với thực trạng van: Thực hiện khi van có dấu hiệu hư hỏng, xuất hiện trục trặc. Bảo trì thay thế van đã không còn sử dụng được thành các van mới.
- Bảo trì định kỳ: Bảo trì dựa trên chu kỳ mỗi 6 tháng, thực hiện bảo trì với các bước tháo, vệ sinh, kiểm tra các bộ phận của van bi điều khiển khí nén. Van được tra dầu để tăng tuổi thọ sau khi được vệ sinh. Lưu ý sau khi gắn lại van nên kiểm tra van có được hoạt động bình thường không.
Qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ trên sẽ giúp ích được bạn, giúp bạn giải quyết những băn khoăn thắc mắc về van bi điều khiển khí nén. Bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình.